Cấu Tạo Hệ Thống Túi Khí Ô Tô Có Thể Bạn Chưa Biết

Hệ thống túi khí được tạo ra với mục đích hạn chế va đập của người ngồi trên xe khi có va chạm. Hệ thống túi khí ô tô nằm trong các thiết bị an toàn của ô tô. Theo các thống kê tại Mỹ, hệ thống này giúp hạn chế nguy cơ thương vong lên đến 30%. Đây là trang bị gần như không thể thiếu trong ô tô. Cùng tìm hiểu vị trí của các túi khí và cơ chế hoạt động của chính của chúng.

Cấu Tạo Hệ Thống Túi Khí Ô Tô Có Thể Bạn Chưa Biết

Cấu tạo hệ thống túi khí ô tô

Hệ thống túi khí ô tô gồm 3 bộ phận: túi khí, hệ thống cảm biến và bộ phận kích nổ.

Túi khí

Túi khí thường được các hãng sản xuất ô tô dùng loại vải có độ co dãn, độ bền tốt. Các túi khí là phần không thể thiếu trong hệ thống túi khí ô tô. Chúng được nhà sản xuất xếp gọn vào các vị trí đặt túi. Gần như tất cả các ô tô đều có túi khí đặt ở phía trước vô lăng. Hoặc cũng có các túi khí đặt dọc ở hông xe. Những túi khí này nạp không khí vào cực nhanh, khi bộ cảm biến phát hiện va đập, túi khí sẽ bung ra ngay lập tức. Nhiều quốc gia đã ra luật bắt buộc các nhà sản xuất phải bổ sung túi khí vào 100% các xe đưa vào sử dụng. Túi khí khi bật ra sẽ trở thành hệ thống đệm bảo vệ người ngồi trong xe không bị chấn thương do va chạm.

>> Xem thêm: Mẹo Kiểm Tra Phanh Ô Tô Có Thể Bạn Chưa Biết

Hệ thống cảm biến

Cảm biến của hệ thống túi khí có nhiệm vụ cảm biến các va chạm của ô tô. Cảm biến bao gồm cảm biến gia tốc, cảm biến áp suất phanh, cảm biến trên ghế, cảm biến áp suất sườn… Các cảm biến này đều liên kết và truyền tín hiệu đến các túi khí. Khi hệ thống cảm biến nhận được va chạm, túi khí sẽ được bung ra.

Bộ phận kích nổ của hệ thống túi khí ô tô

Nhiệm vị của phần này và làm phồng khí cho túi khí. Chúng sẽ được kích hoạt khi có va chạm xảy ra do hệ thống cảm biến ghi nhận. Khi kích nổ, các túi khí sẽ được nạp không khí cực nhanh và bật ra để đỡ cho người ngồi trong xe.

Cơ chế hoạt động hệ thống túi khí ô tô

Hệ thống điều chỉnh túi khí chính kiểm soát hoạt động của hệ thống cảm biến để xác định mức độ va chạm. Bộ phận điều khiển nhận tín hiệu cảm biến và phân tích dữ liệu. Khi mực độ va chạm đạt ngưỡng, bộ phận kích nổ sẽ hoạt động. Ngòi nổ sản sinh ra dòng điện để đốt mồi lửa và tạo ra lượng khí trong thời gian cực ngắn. Túi khí được bơm căng sẽ bật ra, làm giảm va chạm của người ngồi trong xe.

Bạn nên lưu ý, tốc độ bung túi khí là khoảng 300km/h cực nhanh. Vì vậy nên hạn chế vắt chân tại các vị trí có đặt túi khí trên ô tô. Sau khi bung túi khí bảo vệ, chúng sẽ tự xẹp xuống khi hoàn thành nhiệm vụ. Túi khí sẽ hấp thụ lực ảnh hưởng của người lái và hành khách.

>> Xem thêm: Dấu Hiệu Nhận Biết Thước Lái Ô Tô Bị Hư Hỏng

Vị trí các túi khí trên xe

Cấu Tạo Hệ Thống Túi Khí Ô Tô Có Thể Bạn Chưa Biết

Thông thường, những nơi đặt túi khí trên xe thường được đặt ký hiệu SRS. Tuỳ từng dòng xe mà số lượng và vị trí các túi khí khác nhau. Nhưng một ô tô có đầy đủ các túi khí sẽ đặt ở các vị trí như sau:

  • Túi khí trước của người lái và ghế phụ: Phần này sẽ kích hoạt khi có va chạm nghiêm trọng ở phía trước, phạm vi góc đâm 30 độ. Nếu mức độ va chạm phía trước có vận tốc lớn hơn 20 – 25 km/h, phần túi này cũng sẽ bung nổ.

  • Túi khí bên sườn xe: Nằm ở hai bên trái phải xe (phần cửa kính). Phần túi khí này có còn tên gọi khác là túi khí rèm. Chúng sẽ bung ra khi gặp tác động từ hai bên thân xa hoặc nhiệt độ trong xe từ 150 độ C trở lên. Tuy nhiên, những va chạm như xe lật hay va đập trực diện, túi khí sườn xe có thể không bung ra.

  • Túi khí đầu gối: Một số dòng xe được trang bị loại túi này. Chúng dùng để bảo vệ thân dưới không bị thương khi va vào bảng điều khiển.

  • Túi khí dây an toàn: Không nhiều loại xe có loại túi này. Nhà sản xuất thêm vào để bảo vệ phần ngực.

Kết luận

Túi khí được thiết kế có tốc độ nổ cực nhanh, đồng thời lực tạo ra cũng rất mạnh. Vì vậy, bạn nên hạn chế để chân ở các vị trí có túi khí. Hoặc các vật dụng cũng không nên đặt trước phần túi khí bung, vì chúng có thể văng khi túi khí nổ và gây nguy hiểm. Ngoài ra, túi khí cũng tản ra một lượng nhiệt lớn sau khi nổ. Tuyệt đối đừng chạm vào bộ phận này, bạn có thể bị bỏng. Trẻ em dưới 12 tuổi cũng không nên ngồi ở hàng ghế trước. Vì khi túi khí nổ sẽ có khả năng gây tác động thương tích cho bé. Cộng thêm đó là dây đai cũng không đủ lực kéo. Khi mua xe ô tô hoặc bảo dưỡng, bạn cần chú ý đến hệ thống túi khí ô tô. Hãy chắc chắn hiệu suất hoạt động của hệ thống túi khí vẫn tốt.

CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG AUTO

Website: https://phutungauto.com.vn

Email: anh.phamngoc@phutungauto.com.vn

Hotline : 0925.10.8868 – 0925.10.6686 – 0923.10.8886

Địa chỉ: Số 20 Dãy A9 Đầm Trấu – Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *