Thước lái là bộ phận quan trọng của ô tô mà bất kỳ chủ xe nào cũng phải quan tâm. Vai trò của thước lái ô tô liên quan đến sự an toàn của người lái và người ngồi trong xe. Nhưng không phải ai cũng biết thời hạn bảo hành và dấu hiệu khi thước lái gặp vấn đề. Cùng Phutungauto tìm hiểu kỹ trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu qua về thước lái ô tô
Việc hiểu rõ thước lái ô tô giúp bác tài cân chỉnh hệ thống lái cho an toàn và chuẩn xác nhất.
Thước lái ô tô là gì? Vị trí của thước lái ở đâu?
Thước lái nằm trong hệ thống lái của ô tô. Thước lái có nhiệm vụ điều hướng cho xe hơi bằng cách chuyển hướng hai bánh trước. Từ vô lăng, người lái có thể chủ động trước những tình huống bất ngờ phát sinh trong quá trình di chuyển trên đường.
Thước lái nằm ở trục của hai bánh xe trước. Các nhà sản xuất xe tải hiện nay thường trang bị cho thước lái ô tô bộ trợ lực tay lái. Nhiệm vụ của bộ lực trợ lái là giúp tài xế hạn chế lực tác động để điều khiển xe tải dễ dàng. Điều này cũng giảm tình trạng mệt mỏi khi phải lái xe trong thời gian dài.
>> Xem thêm: Tìm Hiểu Mâm Xe Ô Tô – Công Dụng, Phân Loại
Cấu tạo thước lái
Về cơ bản, thước lái ô tô có dạng thanh răng. Chuyển động chính của bánh rặng là tịnh tiến hoặc piston thủy lực tịnh tiến. Cơ cấu này có nhiệm vụ chuyển đổi quỹ đạo xoay của vô lăng thành chuyển động tịnh tiến của thước lái ô tô.

Cơ chế chuyển động của thước lái có tác động lên các tay đòn và cổ xoay bánh trước. Nhìn chung thì nhiệm vụ của thước lái biến chuyển động của vô lăng sang hai bánh trước và điều hướng di chuyển của xe hơi.
Các thành phần trong thước lái ô tô
Thước lái ô tô gồm các bộ phận chính như sau:
- Khớp các đăng: Đóng vai trò chuyển hướng quay cho các thanh nối trục vô lăng điều khiển. Khi trục vô lăng xoay thì bánh răng trên thước lái quay theo. Khớp nối sẽ duy trì kết nối giữa hai bộ phận trên.
- Trục xoay vô lăng: Trục xoay gồm nhiều đoạn nhỏ, nối với nhau bằng khớp các đăng. Thành phần này chuyển hướng lực từ vô lăng xuống bánh răng.
- Thanh răng: Nằm trong phần ray trượt tịnh tiến. Khớp bánh răng nối khít với thanh răng quay cũng truyền lực với. Từ đây, thanh răng bắt đầu chuyển động cố định trái phải.
- Tay đòn: Truyền chuyển động từ thanh ray lên các khớp bẻ lái
- Khớp bẻ lái: Kết nối với điểm khớp quay của trục bánh xe ô tô. Tay đòn của thước lái ô tô và bánh xe sẽ được kết nối qua khớp bẻ lái này.
Định kỳ bảo dưỡng thước lái
Cân chỉnh và bảo dưỡng định kỳ thước lái mang lại nhiều lợi ý cho bác tài như:
- Tránh lệch vô lăng
- Mòn đều lốp xe
- Tay lái không bị xỉa, lệch tay
Thông thường, theo khuyến cáo của cá chuyên gia sản xuất xe hơi, chủ xe nên kiểm tra định kỳ thước xe sau mỗi 6 tháng. Nếu tính trung bình theo quãng đường di chuyển là vào khoảng 15.000 – 20.000km nên bảo dưỡng lại một lần.
Kể cả chưa đến thời gian bảo hành thước xe hay không có dấu hiệu hỏng hóc. Chủ xe vẫn mang xe tới các ga-ra để kiểm tra nhanh chóng trong các trường hợp như:
- Sau khi xe gặp va chạm trên đường hoặc bị đụng mạnh
- Vừa thay xong phụ tùng ở gầm xe hay hệ thống treo
- Lốp xe mòn không đều hoặc vừa thay lốp mới
Dấu hiệu nhận biết khi thước lái hư hỏng
Chủ xe nên chủ động bảo dưỡng xe định kỳ để tránh tình trạng bất kỳ phụ tùng nào bị hư hại. Ngoài thời gian thay sửa định kỳ, bạn cũng nhận biết các dấu hiệu khi thước lái ô tô gặp vấn đề.
Tay lái nặng tay khi điều khiển
Tay lái nặng, khó điều khiển sẽ khiến người lái mất nhiều sức lực và khó tránh những tình huống rủi ro trên đường. Hiện tượng nặng tay lái cũng khiến người lái khó phản ứng nhanh trong quá trình lưu thông trên đường. Nếu xảy ra hiện tượng này, đầu tiên bạn nên kiểm tra bơm trợ lực lái và dầu.
Dầu trợ lực ít có thể làm bơm trợ lực hỏng. Để tình trạng này càng lâu, cánh bơm sẽ mòn và hở thước lái ô tô. Chủ xe hơi cần mang xe đến các cơ sở sửa chữa để kiểm tra và khắc phục ngay.
Tay lái trả chậm khi đang lái xe
Hiện tượng này có thể có nguyên do là bơm trợ lực của xe có vấn đề. Khi đánh tay lái, áp suất và lượng dầu bơm giảm. Điều này dẫn tới thước xe phản ứng lại bị chậm và dẫn tới hiện tượng tay lái trả chậm.
Bạn nên đưa xe đi bảo dưỡng và xem xét lại tình trạng xe. Vì rất có thể thước lái xe bị hở xéc-măng làm dầu lọt qua khoang. Hoặc có thể bơm trợ lực hoạt động không tốt.
Rơ vành lái ô tô
Sau thời gian dài sử dụng, vành lái ô tô bị rơ. Các trục đăng lái, các khớp cầu, trục trung gian, khớp nối bị mòn theo thời gian. Khi vành lái bị rơ đồng nghĩa với hệ thống lái bị rơ. Bạn cần ‘khám’ lại chiếc xe hơi của mình để tránh những sự cố không may khi tham gia giao thông.
>> Xem thêm: Khi Nào Thì Cần Thay Đĩa Phanh Ô Tô? Dấu Hiệu Là Gì?
Thước lái ô tô chảy dầu
Bạn nên lưu ý khi thước lái ô tô gặp hiện tượng chảy dầu. Thước lái chảy dầu khả năng là chảy từ phớt thước. Phớt thước sau nhiều ngày sử dụng bị rách hoặc gặp nước, bụi bẩn trong một thời gian. Đây cũng là dấu hiệu đáng báo động. Để đảm bảo độ an toàn và độ nhạy của ô tô, lời khuyên là mang xe đi bảo hành.
Kết luận
Để giữ an toàn cho khi tham gia giao thông, bạn nên bảo dưỡng xe định kỳ và kiểm tra ngay khi xe gặp những dấu hiệu trên. Ngoài ra, khi chọn nơi bảo dưỡng, ưu tiên chọn những đơn vị sửa chữa lớn, uy tín. Các phụ kiện chất lượng, chính hãng cũng kéo dài tuổi thọ xe và an toàn cho người lái.
CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU PHỤ TÙNG AUTO
Website: https://phutungauto.com.vn
Email: anh.phamngoc@phutungauto.com.vn
Hotline : 0925.10.8868 – 0925.10.6686 – 0923.10.8886
Địa chỉ: Số 20 Dãy A9 Đầm Trấu – Bạch Đằng – Hai Bà Trưng – Hà Nội